Máy điện xung kết hợp giác hút Etius + Avaco

Model: Etius + Avaco
Hãng SX:ASTAR - BA LAN

Máy điện xung kết hợp với giác hút  trị liệu là một một biện pháp bổ xung hoàn hảo cho các thiết bị điện trị liệu, có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các dòng điện xung.

Bảo hành 2 năm

Liên hệ: 0973 463 527
chinh-sach
Bảo hành: Các thiết bị là: 12-24 tháng
chinh-sach
Tiêu chuẩn : ISO 9001, ISO 13485, CE, FDA
chinh-sach
Vận chuyển: Giao hàng toàn quốc

 Những tính năng nổi bật
-       Máy điện xung kết hợp với giác hút chân không trị liệu là một một biện pháp bổ xung hoàn hảo cho các thiết bị điện trị liệu, có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các dòng điện xung thông qua các điện cực được tích hợp bên trong các gác hút.
-       Sự kết hợp giữa liệu pháp hút và dòng điện xung sẽ tạo nên hiệu quả tối đa, giúp lưu thông máu và trao đổi chất một cách rõ dàng

Hình ảnh điều trị bằng máy giác hút kết hợp điện xung

-       Máy được thiết kế điều khiển bằng vi xử lý Microprocessor dễ vận hành với các đèn LED thông báo lực hút chân không. Độ an toàn chính xác cao khi vận hành.
-       Lựa chọn chế độ hút kiểu ngắt quãng tuỳ ý. Hệ thống điều khiển cho phép người sử dụng đặt chế độ điều trị giác hút kiểu ngắt quãng tuỳ ý từ 6 đến 60 xung/phút. Do vậy ta có thể chọn lựa một cách dễ dàng để sử dụng hay thay đổi chế độ hút liên tục hay ngắt quãng sao cho phù hợp nhất với liệu pháp điều trị.
-       Công suất giác hút lớn tới 0,5bar. Cho phép điều chỉnh công suất giác hút từ 0.1 đến 0,5bar rất thuận tiện điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng của mỗi bệnh nhân.
-       Bẫy nước có vạch chia độ. Bằng công nghệ sử dụng bẫy nước và điều khiển tự động sẽ tự động ngừng máy khi mực nước thấp. Đảm bảo an toàn, nâng cao tuổi thọ máy.
-       Tự động duy trì áp suất hút. Mạch điều khiển lực hút chân không và bơm hút tự động đảm bảo lực hút thực tế không sai lệch với lực hút đã được cài đặt. Lực hút được tự động duy trì trong suốt quá trình hoạt động, thậm chí cả khi có khe bị dò do bệnh nhân xê dịch trong quá trình điều trị và vì vậy tránh làm cho giác hút bị rơi.
-       Sử dụng đồng thời 4 giác hút.
-       Các giác hút của máy được làm bằng cao su tổng hợp đặc biệt chịu lực, chịu ăn mòn bên trong có mút đệm tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân khi điều trị.

Hình ảnh phụ kiện giác hút

Chỉ định và chống chỉ định.
1.1. Chỉ định.

- Giảm đau: đau lưn­g, đau cổ vai, đau cơ, đau thần kinh ngoại vi, đau khớp, đau chấn thương.
- Một số bệnh thần kinh vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, bệnh Buerger, hội chứng Raynaud, thần kinh ngoại vi.
- Kích thích thần kinh cơ: giảm sức cơ, bại, liệt, kích thích cơ trơn bị liệt...
- Viêm mạn, làm lành vết thương.
1.2. Chống chỉ định.
- Người mang máy tạo nhịp, mất cảm giác vùng điều trị, các khối u, đang đe doạ chảy máu.
- Không để dòng điện xung đi qua tim, bào thai, vùng có kim loại (đinh, nẹp...). Thận trọng khi điều trị qua não.
- Người không chịu được dòng điện xung.
2. Sử dụng dòng điện xung trong điều trị đau.
2.1. Lựa chọn các dòng điện xung.
2.1.1. Dòng xung 1 chiều.
- Tác dụng cực:
+ Tại cực (+): tác dụng ức chế (giảm hưng phấn) nên có tác dụng để giảm đau.
+ Tại cực (-): tác dụng kích thích, giãn mạch, nên được dùng để kích thích thần kinh - cơ.
Cần chú tác dụng tổn thương da tại các điện cực (tác dụng Galvanic), do đó phải có điện cực vải đệm và không tăng cường độ dòng quá cao.
- Dòng Faradic: chọn tần số là yếu tố tác dụng quan trọng nhất trong điều trị đau, sự biến đổi tần số mang lại tác dụng giảm đau rõ rệt. Thường dùng giảm đau ở tần số từ 80-200Hz, trung bình là 100Hz.
- Dòng Dia: thường sử dụng kết hợp 3 phút CP + 3 phút LP để giảm đau tại chỗ.
- Dòng 2-5 được dùng theo kiểu phản xạ đốt đoạn, đặt hai điện cực dọc cột sống tại một trong 4 vị trí:
+ Gáy: điều trị đau ở cổ vai gáy và đầu.
+ Vùng liên bả vai: điều trị đau chi trên.
+ Dọc đốt sống lưng: điều trị đau vùng ngực.
+ Vùng thắt lưng: điều trị đau thắt lưng và chi dưới.
2.1.2. Xung xoay chiều.
- Không phân cực nên không gây tổn thương da do đó có thể tăng cường độ cao để tác dụng sâu.
- Với dòng AMF và dòng giao thao IF:
+ Với đau mạn tính: dùng tần số nền 2000-2500Hz, tần số AMF dưới 50Hz, khoảng quét hẹp (30-50Hz), chương trình quét nhanh đột ngột (1/1, 1/5/1/5...).
+ Với đau cấp tính: dùng tần số nền trên 4000Hz, tần số AMF từ 80-200Hz, khoảng quét rộng (80-100Hz), chương trình quét chậm và kéo dài (6/6, 1/12/1/12...).
- Với dòng TENS: trong giảm đau dùng dòng hai pha không đối xứng, và dòng TENS nhóm (Burst - TENS):
+ Thời gian xung: đau cấp dùng dưới 150ms , đau mạn dùng dưới 150ms.
+ Tần số: dòng TENS thông dụng có tần số cao 100Hz, cường độ dòng thấp. Dòng TENS châm cứu có tần số thấp (dưới 50Hz), cường độ dòng cao.
+ Dòng Burst TENS: lấy một trong hai dòng trên làm nền, tần số nhóm 1-5Hz.
2.2. Phác đồ tổng quát.

Thông số

Đau cấp tính

Đau mạn tính

Dòng xung

Êm dịu: AMF, IF, LP, 2-5, TENS thông dụng.

Kích thích mạnh: CP, CPid, MF, TENS châm cứu, Burst – TENS.

Tần số

80-200Hz

Dưới 50Hz, trung bình 30-50Hz.

Chương trình quét

Khoảng rộng (80-100Hz), chậm và kéo dài (6/6, 1/12/1/12...)

Khoảng hẹp (30-50Hz), nhanh đột ngột (1/1, 1/5/1/5...)

Thời gian xung

Dưới 200[m]s

Trên 200]m]s

Cường độ

Gấp 2-3 lần ngưỡng cảm giác

Gấp 3-4 lần ngưỡng cảm giác.

Thời gian điều trị

4-6 phút/lần x 10 lần hàng ngày

7-10 phút/lần x 10-25 lần cách ngày


popup

Số lượng:

Tổng tiền: