Máy điện xung kết hợp siêu âm 300A

Model: 300A
Hãng SX: ASTAR - BA LAN
-    237 chương trình điều trị cài đặt sẵn
-    110 chưng trình dùng để lưu phác đồ điều trị
-    Bảo hành 2 năm

Liên hệ: 0973 463 527
chinh-sach
Bảo hành: Các thiết bị là: 12-24 tháng
chinh-sach
Tiêu chuẩn : ISO 9001, ISO 13485, CE, FDA
chinh-sach
Vận chuyển: Giao hàng toàn quốc

Những tính năng nổi bật
-    Dải rộng các dòng lưỡng cực và đơn cực
-    Sử dụng liệu pháp siêu âm kết hợp với điện trị liệu
-    Sử dụng electrophonophoresis và phonophoresis
-    2 kênh điện trị liệu độc lập và 1 kênh siêu âm điều trị kết hợp với 2 loại đầu phát là:
+ Đầu phát siêu âm diện tích đầu phát 1cm2 hoặc 4cm2 với tần số 1 và 3.5 MHz
+ electrophonophoresis với đầu phát 4cm2 với tần số 1 và 3.5 MHz
-    Cung cấp các vi dòng, đơn cực tăng sin, cũng như dòng TENS để điều trị liệt co cứng
-    Vẽ đường cong I/T
-    Có khă năng chuẩn đoán điện cho hệ thần kinh cơ
-    Tự động tính toán ngưỡng dòng điện, thời trị, giới hạn, hệ số và tỷ số thích nghi
-    Các chương trình điều trị được kiểm soát bởi bộ đếm thời gian
-    Có các chương trình điều trị được cài đặt sẵn hoặc do người sử dụng lưu
-    Lựa chọn chương trình điều trị theo tên
-    Màn hình hiển thị bằng LCD cảm ứng 7' với đồ họa minh họa quá trình điều trị
-    Bàn phím được thiết kế tiện lợi cho người dung

Hình ảnh điều trị với máy điện xung kết hợp siêu âm


Các dòng trong điện trị liệu:
-    interferential (isoplanar, dynamic, static, one-channel AMF)
-    TENS ( đối xứng, bất đối xứng, xen kẽ, Burst)
-    TENS cho điều trị co cứng
-    Kotz’, kích thích nga
-    tonolysis
-    diadynamic (MF,DF,CP,CP-ISO, LP)
-    Xung Trabert, Leduc’, faradic
-    Xung chữ nhật, tam giác
-    Đơn cực tăng sin
-    galvanic
-    microcurrents
Thông số siêu âm:
-    Đầu phát 1 và 3.5 MHz diện tích 1cm2
-    Đầu phát 1 và 3.5 MHz diện tích 4cm2
-    Phát liên tục – hiệu ứng nhiệt
-    Phát xung – vi massage
-    Bộ đếm thời gian điều trị, tối ưu hóa năng lượng đầu ra
ELECTROPHONOPHORESIS
-    Đầu phát 1 và 3.5 MHz, 4cm2 sử dụng cho electrophonophoresis
-    Dòng có sẵn: đơn cực tăng sin, xung, diadynamic, galvanic
-    Đầu electrophonophoresis kết nối với bộ đếm thời gian điều trị để giám sát dòng ra
-    Tập trung điện trường và sóng siêu âm trong khu vực hấp thụ thuốc, giúp hấp thụ sâu tới 10cm dưới da
Chương trình điều trị:
-    237 chương trình điều trị cài đặt sẵn
-    110 chưng trình dùng để lưu phác đồ điều trị
-    80 chương trình phổ biến

Hình ảnh minh họa khu vực điều trị


Thông số kỹ thuật:
-    Bộ điều khiển tối đa hóa dòng tới bệnh nhân (CC mode) Dòng giao thoa, KOTZ, dòng sin đơn cực  : 100mA
-    TENS  : 140mA
-    diadynamic, pulse  : 60mA
-    galvanic : 40mA
-    tonolysis : 100mA
-    microcurrents: 1000uA
-    Điện áp tới mạch bệnh nhân lớn nhất (CV mode) : 140V
-    Cường độ sóng siêu âm mạnh nhất : 3W/cm2
-    Tần số xung : 16Hz, 48Hz, 100Hz
-    Chu kỳ xung : 10%, 25%, 50%, 75%
-    Nguồn cung cấp  : 230V/50 Hz/70W

Video máy

 

Phụ kiện:

Hình ảnh phụ kiện của máy siêu âm kết hợp điện xung 300A

 

 

Chỉ định và chống chỉ định của điện xung.
1.1. Chỉ định.

- Giảm đau: đau lưn­g, đau cổ vai, đau cơ, đau thần kinh ngoại vi, đau khớp, đau chấn thương.
- Một số bệnh thần kinh vận mạch, loạn dưỡng Sudeck, bệnh Buerger, hội chứng Raynaud, thần kinh ngoại vi.
- Kích thích thần kinh cơ: giảm sức cơ, bại, liệt, kích thích cơ trơn bị liệt...
- Viêm mạn, làm lành vết thương.
1.2. Chống chỉ định.
- Người mang máy tạo nhịp, mất cảm giác vùng điều trị, các khối u, đang đe doạ chảy máu.
- Không để dòng điện xung đi qua tim, bào thai, vùng có kim loại (đinh, nẹp...). Thận trọng khi điều trị qua não.
- Người không chịu được dòng điện xung.
2. Sử dụng dòng điện xung trong điều trị đau.
2.1. Lựa chọn các dòng điện xung.
2.1.1. Dòng xung 1 chiều.

- Tác dụng cực:
+ Tại cực (+): tác dụng ức chế (giảm hưng phấn) nên có tác dụng để giảm đau.
+ Tại cực (-): tác dụng kích thích, giãn mạch, nên được dùng để kích thích thần kinh - cơ.
Cần chú tác dụng tổn thương da tại các điện cực (tác dụng Galvanic), do đó phải có điện cực vải đệm và không tăng cường độ dòng quá cao.
- Dòng Faradic: chọn tần số là yếu tố tác dụng quan trọng nhất trong điều trị đau, sự biến đổi tần số mang lại tác dụng giảm đau rõ rệt. Thường dùng giảm đau ở tần số từ 80-200Hz, trung bình là 100Hz.
- Dòng Dia: thường sử dụng kết hợp 3 phút CP + 3 phút LP để giảm đau tại chỗ.
- Dòng 2-5 được dùng theo kiểu phản xạ đốt đoạn, đặt hai điện cực dọc cột sống tại một trong 4 vị trí:
+ Gáy: điều trị đau ở cổ vai gáy và đầu.
+ Vùng liên bả vai: điều trị đau chi trên.
+ Dọc đốt sống lưng: điều trị đau vùng ngực.
+ Vùng thắt lưng: điều trị đau thắt lưng và chi dưới.
2.1.2. Xung xoay chiều.
- Không phân cực nên không gây tổn thương da do đó có thể tăng cường độ cao để tác dụng sâu.
- Với dòng AMF và dòng giao thao IF:
+ Với đau mạn tính: dùng tần số nền 2000-2500Hz, tần số AMF dưới 50Hz, khoảng quét hẹp (30-50Hz), chương trình quét nhanh đột ngột (1/1, 1/5/1/5...).
+ Với đau cấp tính: dùng tần số nền trên 4000Hz, tần số AMF từ 80-200Hz, khoảng quét rộng (80-100Hz), chương trình quét chậm và kéo dài (6/6, 1/12/1/12...).
- Với dòng TENS: trong giảm đau dùng dòng hai pha không đối xứng, và dòng TENS nhóm (Burst - TENS):
+ Thời gian xung: đau cấp dùng dưới 150ms , đau mạn dùng dưới 150ms.
+ Tần số: dòng TENS thông dụng có tần số cao 100Hz, cường độ dòng thấp. Dòng TENS châm cứu có tần số thấp (dưới 50Hz), cường độ dòng cao.
+ Dòng Burst TENS: lấy một trong hai dòng trên làm nền, tần số nhóm 1-5Hz.
2.2. Phác đồ tổng quát.

Thông số

Đau cấp tính

Đau mạn tính

Dòng xung

Êm dịu: AMF, IF, LP, 2-5, TENS thông dụng.

Kích thích mạnh: CP, CPid, MF, TENS châm cứu, Burst – TENS.

Tần số

80-200Hz

Dưới 50Hz, trung bình 30-50Hz.

Chương trình quét

Khoảng rộng (80-100Hz), chậm và kéo dài (6/6, 1/12/1/12...)

Khoảng hẹp (30-50Hz), nhanh đột ngột (1/1, 1/5/1/5...)

Thời gian xung

Dưới 200[m]s

Trên 200]m]s

Cường độ

Gấp 2-3 lần ngưỡng cảm giác

Gấp 3-4 lần ngưỡng cảm giác.

Thời gian điều trị

4-6 phút/lần x 10 lần hàng ngày

7-10 phút/lần x 10-25 lần cách ngày

Chỉ định và chống chỉ định của siêu âm
Chỉ định:

- Tổn thương xương, khớp và cơ sau chấn thương: bầm tím, bong gân, sai khớp, gãy xương.
- Viêm khớp dạng thấp mãn, thoái khớp, bạnh Bachterew, viêm bao hoạt dịch, viêm cơ.
- Đau thần kinh ngoại vi, đau lưng do thoát vị đĩa đệm...
- Rối loạn tuần hoàn: bệnh Raynaud, Buerger, Sudeck, phù nề.
- Các vết thương, vết loét, sẹo xấu, sẹo lồi.
- Siêu âm dẫn thuốc.
 Chống chỉ định:
- Không điều trị siêu âm các cơ quan dễ tổn thương: mắt, tim, thai nhi, não, tủy, tinh hoàn.
- Không siêu âm vào cột sống ở vùng mới mổ cắt cung sau đốt sống.
- Vùng da mất cảm giác.
- U, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nhiễm khuẩn, đái tháo đường, người mang máy tạo nhịp…
Thực hành điều trị.
- Siêu âm trực tiếp qua da: đặt đầu siêu âm tiếp xúc với da thông qua một môi trường trung gian để dẫn truyền siêu âm (thường dùng chất gel, dầu, mỡ thuốc, vaselin…).
- Siêu âm qua nước: nước là môi trường truyền âm tốt, nên người ta có thể dùng làm môi trường trung gian truyền âm: cả đầu phát và bộ phận cơ thể đều ngập trong nước, hướng đầu phát vuông góc với da và cách da khoảng 1-5cm. Thường dùng cho những vùng cơ thể lồi lõm dùng kỹ thuật qua da khó khăn như ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, cổ chân…
- Siêu âm dẫn thuốc: siêu âm có hiệu ứng cơ học làm tăng tính thấm của các chất qua màng sinh học, lợi dụng tính chất này người ta pha thuốc vào môi trường trung gian để siêu âm đẩy thuốc vào cơ thể, gọi là siêu âm dẫn thuốc.
Trong thực hành, kỹ thuật phát siêu âm có hai cách:
+ Cố định đầu phát siêu âm: thường dùng với vùng điều trị nhỏ. Chỉ dùng liều thấp <0,3w/cm2 với siêu âm liên tục và 1w/cm2 với siêu âm xung.
+ Di động đầu phát: đầu phát siêu âm được di động chậm theo vòng xoáy, hoặc theo chiều dọc ngang trên vùng da điều trị, luôn đảm bảo đầu phát tiếp xúc với da.

 


popup

Số lượng:

Tổng tiền: